Cuộc "nổi dậy" của các ngôi sao
Sau lời kêu gọi các cầu thủ giảm lương trong mùa dịch Covid-19 từ FIFA, LĐBĐ Malaysia và BTC giải VĐQG nước này đã triệu tập các cuộc họp để đặt vấn đề với từng CLB. Tuy nhiên, ý tưởng cắt giảm lương (có lên tới 30% lương) đã nhanh chóng bị dội một gáo nước lạnh từ Hiệp hội Cầu thủ chuyên nghiệp Malaysia (PFAM).
LĐBĐ Malaysia yêu cầu các cầu thủ giảm lương
PFAM cho rằng trong mùa dịch, cuộc sống các cầu thủ cũng bị ảnh hưởng lớn cho giá cả leo thang, nhiều người phải lo cho cả gia đình và quan trọng nhất là mức lương mỗi người rất khác nhau.
Phía LĐBĐ Malaysia dĩ nhiên không hài lòng với phản ứng. Họ chỉ ra rằng nếu các ngôi sao không gánh đỡ, nhiều CLB có thể gặp khủng hoảng tài chính.
Malaysia hiện có 3793 ca nhiễm Covid-19 và 62 trường hợp tử vong.
Đáng chú ý, người đại diện cho PFAM trong cuộc tranh chấp này là cựu danh thủ Safee Sali. Rất nhiều tuyển thủ Malaysia khác cũng ủng hộ cho Safee Sali, như Shahrul Saad, Farizal Marlias, Shahrom Kalam, Razman Roslan, Khairul Fahmi hay Zaquan Adha Radzak.
Sự xuất hiện của những cái tên này khiến không ít người hâm mộ Malaysia cảm thấy không hài lòng. Bởi các cầu thủ Malaysia là những người có thu nhập trung bình cao nhất so với các đồng nghiệp khu vực Đông Nam Á. Và những ngôi sao đứng đầu cuộc "nổi dậy" lại càng có cuộc sống dư dả hơn.
Safee Sali đứng đầu cuộc "nổi dậy"
Một số CLB Malaysia đã bắt đầu giảm lương cầu thủ, trong đó có "gã khổng lồ" Johor Darul Ta’zim. Số khác vẫn còn phải thương lượng. Cuộc tranh chấp càng kéo dài, Safee Sali càng nổi bật giữa vòng xoáy ủng hộ và chỉ trích xen lẫn nhau.
Cuộc sống vương giả của Safee Sali
Tại AFF Cup 2010, Safee Sali ghi cả 2 bàn thắng trong trận thắng 2-0 của Malaysia trước Việt Nam, biến thầy trò HLV Calisto thành cựu vô địch. Anh cũng góp mặt trong đội hình Malaysia đánh bại Việt Nam ở bán kết AFF Cup 2014.
Một trong những nguyên nhân lớn nhất tiếng nói của Safee Sali kém thuyết phục là bởi thu nhập khổng lồ cùng cuộc sống nhiều tai tiếng. Chiến công ghi 5 bàn trong các trận bán kết và chung kết AFF Cup 2010 biến chân sút này thành ngôi sao được trọng vọng bậc nhất Malaysia.
Vào thời điểm phong độ sa sút, Safee Sali vẫn được Johor Darul Takzim trả mức lương lên tới 120.000 ringgit/tháng (tương đương hơn 700 triệu đồng năm 2014). Ngoài ra, anh còn được hưởng vô số đãi ngộ đặc biệt khác.
Safee Sali là người hùng tại AFF Cup 2010
Cộng thêm những khoản tiền lót tay béo bở, ước tính năm 2016 Safee Sali nắm trong tay hàng triệu USD cùng bộ sưu tập nhiều xe hơi hạng sang.
Công Phượng và các cầu thủ CLB TP.HCM đã đồng ý giảm 30% lương tháng 4 vì dịch Covid-19. Mức giảm thậm chí còn tăng thêm ở các tháng sau nếu V.League còn bị hoãn.
Đặt lên bàn so sánh, Quang Hải - một trong những ngôi sao sáng nhất của bóng đá Việt Nam - nhận lương không hơn 40 triệu đồng/tháng.
Công Phượng giai đoạn "gặt hái" nhất tại Sint Truidense được cho là nhận khoảng 400-600 triệu đồng/tháng, song đã sớm phải trở về Việt Nam thi đấu. Còn trước đó, Phượng chỉ kiếm được khoảng 20-30 triệu đồng/tháng trong màu áo HAGL.
Kiếm tiền giỏi, Safee Sali cũng thành thạo các khoản ăn chơi. Còn nhớ ở AFF Cup 2014, trước trận đấu quyết định gặp Singapore tại vòng bảng, chân sút này bị bắt gặp phì phèo thuốc lá nơi công cộng. Bị chỉ trích, Safee đáp: "Tôi hút thuốc lá và uống rượu từ hồi 4 tuổi".
Safee Sali phì phèo thuốc lá
Trước trận bán kết lượt đi gặp Việt Nam năm ấy, chân sút này bị cho là đã tiệc tùng thâu đêm với một số cô nàng chân dài. Bên cạnh đó, Safee còn lên mạng cãi lộn với CĐV. Hệ quả là khi Malaysia đón tiếp Thái Lan ở chung kết lượt về trên sân nhà, anh bị chính fan Malaysia la ó.
Năm 2007, Safee kết hôn với bạn gái Sabarina Yusof và có 2 con gái. Nhưng đến năm 2012, cặp đôi chia tay vì tiền đạo sinh năm 1984 đi cặp bồ. Đến năm 2013, Safee bước vào cuộc hôn nhân thứ hai với một người đẹp Indonesia.
Trong sự nghiệp nhiều sóng gió, Safee Sali từng có cơ hội Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog thi đấu tại Premier League cùng CLB Cardiff của tỉ phú đồng hương Vincent Tan. Tuy nhiên, chuyến đi thử việc bất thành.
Phong độ của Safee sau đó trồi sụt và dần xuống dốc, Vincent Tan cũng từ bỏ ý định đưa cầu thủ này đi châu Âu thêm lần nữa. Mãi tới năm 2018, Đông Nam Á mới chứng kiến cầu thủ đầu tiên chơi bóng ở hạng đấu cao nhất xứ sương mù là thủ môn Neil Etheridge.
Bán kết AFF Cup 2010: Malaysia 2-0 Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét