Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2020

Điểm lại tất cả thông tin

Bước sang ngày 12/03, Bộ Y tế xác nhận Việt Nam đã có 39 ca dương tính với COVID-19. Trong thời điểm dịch COVID-19 còn nhiều diễn biến khó lường, việc  update  kịp thời các thông tin quan trọng và nắm rõ từ những thông tin cơ bản là điều rất cần thiết.

Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều người nắm trọn vẹn được các thông tin cơ bản về COVID-19. Dưới đây sẽ là những thông tin thiết thực mà "ai cũng phải biết" trong mùa dịch COVID-19 đang hoành hành.

1. Virus corona là loại virus như thế nào?

Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), virus corona là một họ virus lớn, có thể tìm thấy ở cả động vật lẫn con người. Loại virus này khi phát tác có thể gây cảm lạnh và dẫn đến những bệnh nghiêm trọng hơn như Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS). 

Điểm lại tất cả thông tin ai cũng phải biết về đại dịch COVID-19 do WHO và Bộ Y tế khuyến cáo - Ảnh 2.

WHO từng lên tiếng thông báo về dịch bệnh này.

2. Virus corona "mới" là loại virus gì?

Sau khi virus corona hoành hành ở Vũ Hán (Trung Quốc), một chủng mới của virus corona chưa từng được xác định ở người trước đây đã xuất hiện. Loại virus mới này hiện được gọi với cái tên là SARS-CoV-2 (virus corona mới). Nó chưa từng được phát hiện trước khi dịch bệnh này được báo cáo tại thành phố Vũ Hán vào tháng 12/2019.

Điểm lại tất cả thông tin ai cũng phải biết về đại dịch COVID-19 do WHO và Bộ Y tế khuyến cáo - Ảnh 3.

3. Virus "mới" này có giống virus gây ra dịch SARS hay không?

Câu trả lời là KHÔNG! Virus corona cùng họ với virus gây ra Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), nhưng không phải là cùng một loại virus.

4. Virus corona "mới" gây nguy hiểm như thế nào?

Vì là một loại virus liên quan tới đường hô hấp nên điều hiển nhiên là khi mắc bệnh, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng về đường hô hấp. Bệnh có thể chuyển nặng hơn ở một số người có sức đề kháng kém và dẫn đến viêm phổi, khó thở.

Trong trường hợp bệnh không được chữa trị kịp thời còn có thể gây tử vong. Ngoài ra, đối tượng người già và người mắc các bệnh mãn tính (như đái tháo đường, tim mạch) cũng dễ có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn.

5. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân nhiễm virus corona

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những biểu hiện lâm sàng của việc nhiễm loại virus này bao gồm:

- Sốt cao trên 38 độ C.

- Ho.

- Hụt hơi.

- Khó thở.

- Viêm phổi.

- Phổi có tổn thương lan tỏa.

- Suy hô hấp cấp.

Một số bệnh nhân sẽ có triệu chứng khởi phát nhẹ mà không sốt. Hầu hết bệnh nhân nhiễm bệnh vẫn có sức khỏe tốt, chỉ một số ít bệnh nhân bị nặng và thậm chí tử vong.

6. Khoảng cách an toàn khi ở cạnh người ho, sốt nghi nhiễm COVID-19 là bao nhiêu?

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, các giọt bắn (nước bọt) có thể văng xa tối đa là 2m. Do đó, nếu muốn bảo vệ bản thân trước bệnh dịch COVID-19, WHO khuyến cáo chúng ta nên giữ khoảng cách an toàn với người có biểu hiện ho, hắt hơi, ho sốt (nghi nhiễm virus corona) là 2m để hạn chế hít phải hoặc bị dính các giọt bắn đó.

Điểm lại tất cả thông tin ai cũng phải biết về đại dịch COVID-19 do WHO và Bộ Y tế khuyến cáo - Ảnh 4.

Bên cạnh đó, trong trường hợp tiếp xúc với những người không có biểu hiện ho, hắt hơi hay sốt, chúng ta vẫn nên giữ khoảng cách an toàn là tối thiểu 1m bởi có thể người đó đang trong giai đoạn ủ bệnh. Điều này là bởi giọt bắn của người bình thường khi nói chuyện cũng không văng xa quá 1m.

Điểm lại tất cả thông tin ai cũng phải biết về đại dịch COVID-19 do WHO và Bộ Y tế khuyến cáo - Ảnh 5.

7. Các con đường lây lan của virus corona

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long  cho biết, hiện nay dịch bệnh COVID-19 có 4 phương thức lây lan chủ yếu:

- Thứ nhất,  lây truyền qua không khí: tiếp xúc với nước bọt từ người ho, hắt hơi, rồi virus xâm nhập vào đường hô hấp.

- Thứ hai,  lây truyền trực tiếp khi tiếp xúc với người bệnh, bắt tay khi không thực hiện các biện pháp dự phòng như rửa tay...

- Thứ ba,  lây truyền khi tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm bẩn như bề mặt gỗ, đá, sắt, thép, vải... có thời gian tồn tại khá lâu, khi con người sờ vào các bề mặt đó rồi đưa lên mắt mũi miệng dễ bị nhiễm.

- Thứ tư, lây truyền qua đường phân, chủ yếu do chăm sóc người bệnh.

8. Chó và mèo có thể lây nhiễm virus corona mới?

Chưa có bằng chứng khoa học để nói thế.

Điểm lại tất cả thông tin ai cũng phải biết về đại dịch COVID-19 do WHO và Bộ Y tế khuyến cáo - Ảnh 6.

Ảnh minh hoạ

9. Truyền máu có lây nhiễm COVID-19?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định các virus lây truyền qua đường hô hấp chưa được ghi nhận có khả năng lây truyền qua đường máu.

10.  Nếu nghi ngờ bản thân hoặc người thân nhiễm virus corona, nên làm gì?

Bộ Y tế khuyến cáo nếu nghi ngờ bản thân hoặc người thân nhiễm virus corona cần thông tin ngay cho cơ quan y tế, chính quyền địa phương để giám sát, xử lý, ứng phó với dịch bệnh, không để dịch bùng phát, lây lan. Đồng thời, người nghi nhiễm nên được theo dõi y tế, cách ly tại nhà dưới sự hỗ trợ của cơ sở y tế uy tín.

11. Ăn tỏi có thể giúp ngăn ngừa nhiễm COVID-19 không?

Tỏi là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và có thể chứa một số đặc tính kháng khuẩn. Tuy nhiên, không có bằng chứng trong đợt bùng phát dịch này cho thấy ăn tỏi có thể bảo vệ mọi người khỏi virus corona.

12. Bệnh nhân nhiễm virus corona sẽ được điều trị như thế nào?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện tại không có phương pháp điều trị cụ thể đối với các bệnh do virus corona mới gây ra. Tuy nhiên, nhiều triệu chứng có thể được kiểm soát. Vì vậy, bệnh nhân cần được điều trị theo tình hình lâm sàng.

Loại virus này cũng rất nhạy cảm với nhiệt. Việc phun 75% cồn, chất khử trùng có chứa clo, chất khử trùng hydroperoxide, chloroform và các dung môi lipid khác trong 30 phút ở 56 độ C, có thể vô hiệu hóa virus.

13. Thời gian ủ bệnh trong bao lâu?

Thời gian ủ bệnh thường diễn ra từ khi người bệnh bị nhiễm virus đến khi khởi phát các triệu chứng lâm sàng. Tính đến thời điểm hiện tại, ước tính thời gian ủ bệnh sẽ diễn ra từ 2 - 11 ngày và các ước tính này đều sẽ được điều chỉnh khi có thêm dữ liệu.

Dựa theo thông tin của các virus corona (bao gồm MERS và SARS), thời gian ủ bệnh của SARS-CoV-2 có thể lên tới 14 ngày.

14. Những nhóm người nào dễ bị COVID-19 gây tổn thương nhất?

- Nhóm nhân viên y tế.

- Nhóm người trên 60 tuổi.

- Nhóm người có bệnh lý nền (như các bệnh về tim, phổi, bệnh đái tháo đường, hay suy giảm hệ miễn dịch).

15. Trẻ em và vị thành niên có bị ảnh hưởng nhiều bởi COVID-19 hay không?

Câu trả lời là RẤT ÍT! Hầu hết các trường hợp mắc thuộc đối tượng này có các triệu chứng nhẹ.

Điểm lại tất cả thông tin ai cũng phải biết về đại dịch COVID-19 do WHO và Bộ Y tế khuyến cáo - Ảnh 8.

16. Quy trình rửa tay đề phòng lây nhiễm virus corona mới

Điểm lại tất cả thông tin ai cũng phải biết về đại dịch COVID-19 do WHO và Bộ Y tế khuyến cáo - Ảnh 9.

17. Cách đeo khẩu trang đúng trong mùa dịch COVID-19

WHO: Hướng dẫn đeo và tháo bỏ khẩu trang đúng cách

WHO cho biết khi đeo khẩu trang bạn cần nhớ một số điều:

- Trước khi đeo khẩu trang cũng phải rửa sạch tay bằng nước rửa tay khô chứa cồn (trên 60%) hoặc xà phòng và nước sạch.

- Đảm bảo khẩu trang che khít miệng và mũi, không có khe hở nào giữa mặt của bạn và khẩu trang.

- Trong khi đeo khẩu trang, tránh chạm vào bề mặt của nó. Nếu lỡ tay chạm phải, hãy rửa tay bằng nước rửa tay khô chứa cồn (trên 60%) hoặc xà phòng và nước sạch.

- Hãy thay khẩu trang của bạn bằng khẩu trang mới nếu nó bị ẩm hoặc hấp hơi.

- Khi tháo khẩu trang, hãy gỡ nó ra từ phía sau (cầm vào dây đeo để gỡ chứ không cầm vào mặt trước khẩu trang).

- Sau khi tháo khẩu trang, hãy bỏ nó vào một thùng rác kín có nắp đậy.

- Cuối cùng, đừng quên rửa lại tay bằng nước rửa tay khô chứa cồn (trên 60%) hoặc xà phòng và nước sạch.

18. Cần chuẩn bị những gì tại nơi làm việc để sẵn sàng phòng chống COVID-19?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phối hợp với Bộ Y tế khuyến cáo rằng, bạn cần:

- Giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ và vệ sinh.

- Rửa tay thường xuyên và đúng cách.

- Tăng cường vệ sinh đường hô hấp thật tốt.

- Tham vấn các khuyến cáo về đi lại trước khi đi công tác.

- Khuyến cáo những người bị ốm nên ở nhà.

19. Những điều nên và không nên làm vào lúc này để phòng chống dịch bệnh Covid-19

*Những điều không nên:

- Không hoang mang, hoảng loạn.

- Không lan truyền thông tin bịa đặt.

- Không chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng.

- Không ồ ạt đi mua đồ dự trữ.

- Không ồ ạt di chuyển khỏi nơi cư trú.

*Những điều nên làm:

- Cần phải bình tĩnh.

- Cần suy nghĩ và hành động một cách logic. 

- Theo dõi thông tin từ các nguồn chính thống.

- Nên yên tâm và tin tưởng vào cơ quan chức năng và chuyên môn của các y, bác sĩ Việt Nam. 

- Hạn chế tụ tập đông người.

20. Các nghề, công việc có nguy cơ tiếp xúc, lây nhiễm Covid-19 cao

Bộ Y tế khuyến cáo các nghề, công việc có nguy cơ tiếp xúc, lây nhiễm Covid-19 cao, bao gồm:

- Cán bộ y tế bao gồm: nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch, xét nghiệm, điều trị hoặc ứng phó với các trường hợp khẩn cấp y tế liên quan đến những người bị nhiễm virus.

- Người lao động làm việc trong môi trường có nguy cơ tiếp xúc cao nơi công cộng:

+ Nhân viên hàng không; thuyền viên, nhân viên đường sắt.

+ Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ phục vụ mục đích công cộng (người điều khiển phương tiện giao thông công cộng và sử dụng ứng dụng kết nối).

+ Người lao động làm việc tại các khu dịch vụ (trung tâm thương mại, dịch vụ, siêu thị, chợ, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu du lịch, ngân hàng), nhân viên môi trường đô thị...

- Cán bộ, nhân viên các lực lượng làm việc tại khu vực cửa khẩu (Hải quan, kiểm hóa, biên phòng; an ninh hàng không, kỹ thuật mặt đất; cảng vụ, hoa tiêu, đại lý hàng hải; Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog kiểm dịch y tế biên giới, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật; đơn vị y tế tại cửa khẩu).

21. Nhận thư hoặc bưu kiện từ Trung Quốc có an toàn không?

CÓ. Nhận thư hoặc bưu kiện từ Trung Quốc là việc làm an toàn. Những người nhận bưu kiện từ Trung Quốc không có nguy cơ bị lây nhiễm virus corona.

Các phân tích trước đây cho thấy virus corona không tồn tại lâu trên các đồ vật như thư hay bưu kiện.

Điểm lại tất cả thông tin ai cũng phải biết về đại dịch COVID-19 do WHO và Bộ Y tế khuyến cáo - Ảnh 12.

22. Có thuốc đặc hiệu nào để phòng và điều trị virus corona mới không?

Cho đến nay, không có thuốc đặc hiệu để phòng và điều trị virus corona mới. Tuy nhiên, những trường hợp bệnh do nhiễm virus vẫn cần được chăm sóc phù hợp và điều trị triệu chứng. Những trường hợp bệnh nghiêm trọng cần được chăm sóc và điều trị tích cực. Một số biện pháp điều trị đặc hiệu đang được nghiên cứu và sẽ được thử nghiệm lâm sàng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang hỗ trợ thúc đẩy các nỗ lực nghiên cứu và phát triển với nhiều đối tác.

Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người dân và cộng đồng nên thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh nên đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

2. Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.

3. Dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay gập lại che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Sau đó bỏ khăn giấy đã qua sử dụng vào thùng rác có nắp đậy và rửa sạch tay.

4. Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng vì có thể khiến virus xâm nhập vào cơ thể và làm bạn bị ốm.

5. Những người trở về từ các nước trên thế giới, đặc biệt là những nơi đang có dịch bùng phát (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Italy...) hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus corona gây ra trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

6. Khi phát hiện dịch bệnh cần thông tin, cho cơ quan y tế, chính quyền địa phương để giám sát, xử lý, ứng phó với dịch bệnh không để dịch bùng phát, lây lan.

Source (Nguồn): WHO, Bộ Y tế

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét