Chốt phiên 9/3, DJIA giảm 2.013 điểm, tương đương 7,79% về 23.851 điểm. S&P 500 mất 7,6% về 2.746 điểm. Còn Nasdaq Composite giảm 7,29% về 7.950 điểm. Đây là phiên giảm mạnh nhất của Wall Street kể từ khủng hoảng tài chính 2008.
Trước đó, ngay khi mở cửa, DJIA mất hơn 1.900 điểm, tương đương hơn 7%. S&P 500 và Nasdaq Composite cũng giảm tương tự. Đà lao dốc quá nhanh khiến thị trường chứng khoán Mỹ phải ngừng giao dịch 15 phút.
Tại Mỹ, khi mức giảm của các chỉ số chạm 7%, hệ thống sẽ kích hoạt cơ chế ngắt mạch cấp độ 1. Hai cấp độ kế tiếp được thiết lập ở mốc 13% và 20%. Ở cấp độ 2, thời gian dừng giao dịch vẫn là 15 phút. Nhưng nếu chạm ngưỡng cấp độ 3, chứng khoán Mỹ sẽ dừng cả phiên giao dịch.
Nhân viên giao dịch trên sàn chứng khoán New York ngày 9/3. Ảnh: Reuters |
Toàn bộ 11 nhóm ngành trong chỉ số S&P 500 hôm qua chìm trong sắc đỏ. Giảm mạnh nhất là nhóm năng lượng và tài chính.
Cổ phiếu Boeing hôm qua mất 13,4%. Apple giảm gần 8%. Còn các hãng chip có phiên tệ nhất kể từ tháng 10/2008.
Chỉ số theo dõi biến động thị trường CBOE Volatility lên cao nhất kể từ cuối năm 2008. Lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng lập đáy mới tại 0,318%.
"Thị trường đang rất sợ hãi. Nếu giá dầu tiếp tục giảm, ngày suy thoái sẽ không còn xa", Peter Cardillo – kinh tế trưởng tại Công ty chứng khoán Spartan Capital nhận định.
Diễn biến giá dầu và mối lo kinh tế lao dốc vì Covid-19 đã khiến thị trường tài chính toàn cầu hôm qua chao đảo. Tại châu Âu, các chỉ số chủ chốt lao dốc ngay khi mở cửa với mức giảm phổ biến trên 7%.
Chốt phiên, c hỉ số FTSE 100 (Anh), DAX (Đức) và Công ty dịch thuật Sài Gòn 247 Blog CAC 40 (Pháp) mất gần 8%. Tại Hy Lạp và Italy, các chỉ số chính mất 10 - 13%.
Chứng khoán châu Á sáng 9/3 cũng đỏ lửa. Các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong đều đi xuống với mức giảm 3-5%.
Nhà đầu tư đang tháo chạy khỏi các tài sản mang tính rủi ro như cổ phiếu để tìm đến những kênh trú ẩn an toàn như trái phiếu kho bạc Mỹ, vàng hoặc yen Nhật. Giá vàng sáng 9/3 cũng có thời điểm vượt 1.700 USD một ounce - cao nhất kể từ cuối năm 2012. Hiện mỗi ounce đã về quanh 1.666 USD.
Giá dầu thô sáng 9/3 có lúc giảm hơn 30% - mạnh nhất kể từ năm 1991, trước khi thu hẹp về 25% hiện tại. Dầu thô lao dốc do Saudi Arabia hạ giá bán và công bố kế hoạch tăng sản xuất, sau khi OPEC không đạt thỏa thuận giảm sản lượng với Nga.
"Giá dầu giảm khiến nhiều người tin rằng sẽ làm hạ giá xăng, mang lại lợi ích lớn hơn cho người lao động, từ đó tạo tác động đối với nền kinh tế. Tuy nhiên điều này lại không phải cú hích cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán", Chris Rupkey - chuyên gia kinh tế tại MUFG Union Bank cho biết, "Nhà đầu tư đang tháo chạy. Bầu trời đang sập xuống. Hãy thoát ra khi bạn còn có thể".
Minh Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét