Đàn bò 16 con của ông Khánh vừa mới chết 3 con, phải tiêu hủy, thiệt hại 45 triệu đồng. "Số còn lại chưa biết sao đây, tiền vay mượn nuôi bò lấy gì để trả", ông nói.
Ông Phạm Minh Khánh dùng chai đút cháo cho bò ăn. Ảnh: Phạm Linh. |
Một tháng qua, kể từ khi phát hiện con bò đầu tiên bị bệnh, ông Khánh cùng vợ hầu như chỉ quanh quẩn bên chuồng nuôi để chăm sóc chúng. Nhiều con bò của ông bị lở loét ở miệng, móng, chảy nước dãi. Dù được chủ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, chúng vẫn bỏ ăn.
Cũng như ông Khánh, gia đình bà Trần Thị La ở gần đó vừa trải qua cái Tết không vui. Con bò của gia đình được trả giá 40 triệu đồng nhưng chưa bán thì chết vào mùng 6 Tết Nguyên đán.
"Ngày Tết mà không ăn nổi, phải dồn sức chữa bệnh cho 8 con bò. Bò chết thì lấy tiền đâu cho hai đứa con học đại học ít bữa vô trường", bà La nói.
Xã Bình Tân là nơi bùng phát dịch lở mồm long móng ở huyện Bình Sơn một tháng qua. Ông Đào Duy Dương, Phó chủ tịch UBND xã Bình Tân cho biết, địa phương đã phải tiêu độc, khử trùng ba lần toàn xã và chuẩn bị 120 lít hóa chất cho lần khử độc thứ tư để hạn chế sự lây lan của dịch.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bình Sơn thống kê, có 22 trong số 25 xã ở huyện có dịch. 1.500 con trâu, bò bị mắc bệnh (xã Bình Tân chiếm 65%), 50 con (35 con ở xã Bình Tân) đã chết và bị tiêu hủy.
Sau khi có báo cáo của huyện Bình Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo Sở Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hỗ trợ vaccine, hóa chất để huyện Bình Sơn và các địa phương khác để phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh.
Ông Ngô Hữu Hạ, Trưởng Chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh Quảng Ngãi cho biết, toàn tỉnh có khoảng 1.600 con gia súc bị lở mồm long móng ở huyện Bình Sơn và Đức Phổ. Trong đó, gần 1.000 con đã bớt bệnh.
Một con bò bị chảy dãi do lở mồm long móng ở huyện Bình Sơn. Ảnh: Phạm Linh. |
Ông Hạ nhận định, dịch bệnh lây lan do giao mùa, luân chuyển, tái đàn. Hơn nữa, sau mùa đông, sức đề kháng của vật nuôi yếu nên dễ bị dịch bệnh tấn công. Chi cục sẽ lấy mẫu để kiểm tra, đánh giá nguồn dịch lây lan.
Từ trước Tết đến nay, Chi cục chăn nuôi và thú y đã xuất 15.000 liều vaccine để tiêm cho bò, 600 lít hóa chất để tiêu độc khử trùng chuồng trại. Dự kiến cuối tuần này cơ quan chuyên môn sẽ khử trùng trên toàn tỉnh, với khoảng 7.000 lít hóa chất, nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan.
"Người chăn nuôi không nên tái đàn vào lúc này vì những vùng khác có thể đang ủ bệnh, bùng phát bất cứ lúc nào. Bà con cần tăng cường thức ăn cho con vật sau khi bị bệnh, giúp chúng nhanh hồi phục sức khỏe. Phòng, chống nhưng tuyệt đối không giấu dịch", ông Hạ khuyến cáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét